1. Xử lý chống thấm cho sàn nhà
Nếu sàn nhà chưa xử lý chống thấm thì nên lót 1 tấm bạt dưới sàn nhà để nước không thấm xuống sàn, sẽ làm hỏng sàn
Các thùng xốp và kệ nên được kê cao khỏi mặt sàn
Khi tưới nước chỉ tưới lượng vừa phải, tưới từng chút một để đất thấm nước, tránh tràn ra sàn nhà.
2. Chuẩn bị thùng xốp/chậu
Đối với các loại rau ăn lá: dùng thùng xốp hoặc chậu cỡ thường, sâu khoảng 30 - 40 cm, vì những loại này không cần nhiều đất.
Đối với các loại cây leo giàn như bầu bí, dưa leo, cà chua...: dùng thùng hoặc chậu to, cao và rộng ít nhất 60 cm thì mới đủ lượng đất cho cây phát triển tốt.
3. Làm đất
Sau khi mua đất về phải phơi nắng 1 - 2 ngày, sau đó trộn với vôi bột, phân trùn quế, hoặc xơ dừa, sau đó xới tơi rồi mới mang ra trồng. Khâu xử lý đất này cực kỳ quan trọng, vì nếu làm tốt sẽ diệt trừ được các mầm mống bệnh có trong đât.
4. Ủ phân
Công đoạn ủ phân nên làm trước khi trồng khoảng 1 tháng
Chuẩn bị mấy thùng xốp to có nắp đậy, rau rác, thức ăn thừa như canh, xương thịt, cá, vỏ trứng, vỏ trái cây.. đổ hết vào thùng và lấp một lớp đất lên.
Nếu thức ăn chiên xào có dầu mỡ thì đổ 1 lớp nước chắt hết dầu mỡ đi rồi mới đổ vào thùng. Khi ủ không cho nước vào thùng, mở hé thùng để có không khí, phân sẽ hoai mục nhanh. Sau 1 - 1.5 tháng thì phân được dùng.
Lưu ý: Càng nhiều vỏ chuối và vỏ trứng càng tốt, loại này nhiều kali rất tốt cho cây trong thời kỳ ra hoa - quả
5. Bón phân hóa học
Đối với những loại cây như bầu bí, dưa leo, cà chua... cần rất nhiều dinh dưỡng để ra quả nên nhất thiết phải bón phân NPK
Liều lượng bón: 1 lần/tuần, mỗi lần 3 - 4 viên, dừng bón phân 15 ngày trước khi thu hoạch.
Có thể mua riêng từng loại để điều chỉnh liều lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây
(N) - phân đạm (màu trắng) là dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, phát triển chiều cao, hình thành qủa, mầm, chồi.
(P) - Phân lân (màu đen) tốt cho việc ra hoa, ra rễ
(K) (màu đỏ) - giúp cây cứng cáp, trái lớn nhanh, hạt mẩy, tăng độ ngọt cho trái.
6. Chuẩn bị hạt giống
Trước khi gieo hạt nên ngâm hạt trong nước ấm tỷ lệ 2 sôi:3 lạnh khoảng 5 tiếng, sau đó ủ vào khăn ẩm 1 ngày thì hạt nứt nanh rồi mới mang ra gieo. Không nên để rễ mầm dài quá vì sẽ dễ làm đứt rễ.
Gieo hạt vào buổi chiều mát. Nếu hạt ươt dính quá có thể trộn cùng 1 ít cát khô, rồi rắc rơi vãi, sau đó phủ 1 lớp đất hoặc trấu mỏng lên mặt. Để thùng xốp qua đêm cho sương xuống, sáng hôm sau thì đậy nắp thùng lại (không đậy kín mà phải có khoảng hở)
Mục đích: tránh sự thoát nước để cây ra rễ và phát triển nhanh hơn.
Sau 3 ngày thì không cần đậy nữa. Tưới nước đều hàng ngày bằng vòi xịt để cây không bị đổ.
7. Trồng bằng cây hoặc cành có sẵn
- Cần tây: cắt sát gốc bộ rễ, mang cắm xuống thùng xốp, sau khoảng 2 tuần thì bắt đầu nhú những lá mới.
- Hành lá: Cắt phần lá xanh ăn, phần củ trắng và rễ mang cắm xuống đất
- Xả: sau khi mua xả về, ngâm trong nước 5 - 7 ngày cho ra rễ rồi mag ra trồng vào thùng xốp, 1 tháng là có xả thu hoạch
- Rau ngót: Cành già cắt vát rồi cắm xuống đất, tưới nước và bón thêm NPK để cây nhanh ra rễ và nảy chồi
- Rau muống: Khi nhặt để chừa lại phần cuống khoảng 5cm, vặt hết lá đi rồi cắm xuống đất, tưới thật nhiều nước, sau khoảng 1 tuần sẽ mọc mầm và ra lá.
8. Chăm sóc cây
Nếu đã chuẩn bị kỹ đất và ủ phân rồi thì giờ chỉ cần tưới nước và tỉa cành là được.
Nếu trồng trên sân thượng nắng gắt thì nên tưới 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều (không tưới buổi tối vì dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển)
Đối với đa số các loại cây như dưa leo, cà chua, bầu bí, ớt... cần nhiều nắng (ít nhất 6 tiếng/ngày) mới ra quả và không bị bệnh phấn trắng. Nếu trồng ở chỗ ít nắng thì sẽ không ra quả hoặc ra rất ít và nhỏ.
Những loại cây như lá lốt, rau thơm, xà lách... không cần nắng nhiều nên có thể trồng dưới tán của dàn bầu, bí hoặc trồng ở bancol.
9. Thụ phấn cho hoa
Nếu điều kiện gió và côn trùng không đảm bảo cho hoa tự thụ phấn thì phải làm thụ phấn nhân tạo để đảm bảo năng suất cho cây.
Hoa đực: chỉ có phần bông hoa và 1 cái nhụy nhỏ ở giữa
Hoa cái: có phần quả nhỏ ở giữa rồi mới đến phần hoa. Hoa cái nếu được thụ phấn sẽ phát triển thành quả, nếu không được thụ phấn sẽ rụng đi.
Cách thụ phấn: hái hoa đực ngắt hết cánh hoa, lấy phần nhụy đâm vào bông hoa cái.
Lưu ý:
Đối với mướp và dưa leo, hoa thường nở vào 7-8h giờ sáng
Đối với bầu hoa thường nở vào 5-6h chiều
10. Tiêu diệt sâu bọ
Thay vì sử dụng những loại thuốc trừ sâu hóa học có hại, ta tự chế biến thuốc trừ sâu sinh học bằng những nguyên liệu đơn giản
1 kg rừng + 1 kg tỏi + 1kg ớt (xay nhuyễn)+ 3 lít rượu trắng, tất cả cho vào ngâm trong thùng kín, để ở chỗ mát khoảng 15 ngày.
Liều lượng phun: 200 - 300 ml dung dịch pha nước 5 lít nước
Thời gian phun: 1 tuần - 10 ngày phun 1 lần, không phun với liều lượng quá đậm đặc vì có thể gây cháy lá, chỉ nên phun tối đa gấp 2 -3 lần liều lượng ở hướng dẫn.
Thuốc này đặc trị được những loại sâu ăn lá, ăn quả và sâu đục bông.
Thuốc trừ sâu được chế biến từ phương pháp này hoàn toàn không gây hại nên thời gian cách ly chỉ cần 3 ngày.
HF Seeds tổng hợp và biên soạn