Hướng dẫn trồng Việt Quất ở khí hậu Việt Nam

Đăng bởiHighland Farms vào lúc

1. Không gian trồng

Không gian trồng để cây phát triển tốt nhất cần có nắng tối thiểu từ 5-7 tiếng/ngày

Nơi trồng cần thông thoáng, cao ráo, thoát nuóc tốt. Nếu trồng quá sát nhau hoặc không gian chật hẹp, cây sẽ kém phát triển.

2. Đất trồng

Đất trồng thích hợp nhất cho việt quất là đất thịt. Để đảm bảo đất đủ độ tơi xốp và dinh dưỡng, hỗn hợp đất trộn theo tỉ lệ như sau:

50% đất thịt + 30% xơ dừa đã qua xử lý + 10% phân bò hoai mục (hoặc phân trùn quế, phân lân) + 5% vôi (Hoặc nấm Tricodema) + 5% trấu tươi.

Để cây phát triển cứng cáp và góp phần tăng đề kháng cho cây, có thể trộn thêm vỏ trứng đã qua xử lý chung với giá thể hoặc rải một lớp lên bề mặt. Phương pháp này giúp bổ sung canxi và Protein cho cây hiệu quả, đồng thời tránh ốc sên và sâu bệnh phá hoại cây.

Lưu ý: Không dùng 100% đất sạch (tribat) để trồng cây ổi nói riêng và cây ăn trái nói chung. Nếu dùng, nên trộn theo tỉ lệ 50% đất thịt + 20% xơ dừa + 10% đất tribat + 10% phân bò hoai mục (hoặc trùn quế) + 5% vôi (hoặc nấm tricodema) + 5% trấu tươi (hoặc vỏ đậu phộng,...)

 

 

3. Kích thước chậu

Việt quất là cây lâu năm, theo thời gian sẽ to lên, để cây phát triển tốt và hàng năm không cần thay chậu thì từ ban đầu nên dùng chậu có kích thước tối thiểu cần đạt 60x60x60 và có lỗ thoát nước tốt. 

Lưu ý: Nên kê chậu lên kệ hoặc viên gạch để giữ sân trồng luôn sạch và tăng khả năng thoát nước. Vị trí tối ưu là cách mặt sàn 5cm - 10cm.

 

4. Cách chăm sóc

Việt quất là cây hợp khí hậu ôn đới (khí hậu lạnh) nên miền bắc trồng sẽ tốt hơn miền nam vì có đa số thời gian trong năm là mát mẻ. Nếu trồng ở miền nam thì chăm sóc sẽ khó hơn. 

  • Bón phân định kỳ 2 tuần/lần. Một lần bón từ 10-20gr tùy vào kích thước chậu và loại phân bón (phân gà Nhật, phân trùn quế, phân dơi, phân cá,....), nên ngâm phân qua đêm sau đó pha loãng với nước tưới cây sẽ hấp thụ dễ hơn và an toàn cho cây hơn. Lưu ý mỗi lần chỉ bón 1 ít mà chia làm nhiều lần bón, không nên bón quá nhiều 1 lần. Hoặc bón xa gốc, cách gốc một khoảng 5cm - 7cm. Đào hoặc hớt 1 rãnh nhỏ vòng tròn xung quanh gốc. Sau đó tiến hành rải phân, lấp đất lại rồi tưới nước.
  • Sau 3 lần bón phân hữu cơ tiến hành bổ sung 1 lần NPK.
  • Giai đoạn cây ra hoa và đậu trái, bổ sung kali bằng cách bón dịch chuối hữu cơ  hoặc phân siêu kali, nhằm ngăn rụng hoa, tăng đậu trái
  • Sau khi cây cho thu hoạch xong, tiến hành tỉa lá già, cành xấu đồng thời bón phân để cây phục hồi sau quá trình nuôi trái.
Đối với các mùa nắng nóng trên 30 độ C, cần hạ nhiệt cho cây bằng cách hàng ngày nên thả vài cục đá viên vào gốc cho tan dần ra giúp làm mát rễ cây + tưới phun sương trên lá 1 ngày vài lần để làm mát cây. LƯU Ý QUAN TRỌNG LÀ KHÔNG ĐƯỢC LÀM ÚNG CÂY, chậu trồng ẩm vừa đủ, thoát nước tốt. 

Mùa mưa nắng ít thì tười 2-4 ngày 1 lần tuỳ nơi, khi nào thấy đất khô mới tưới,  Nếu thời tiết hanh khô và nắng gắt như mùa hè thì tưới cho cây định kỳ 1 ngày/lần.

Sau khi bón phân, tưới cho cây 2 ngày/lần (1 lần ngay sau khi bón và 1 lần sau 12 tiếng) để phân nhanh tan.


Bài viết cũ Bài viết mới