Hướng dẫn trồng mướp đắng (khổ qua)

Đăng bởiHighland Farms vào lúc

1. Các điều kiện cần thiết để trồng mướp đắng

  • Nhiệt độ: mướp đắng đạt năng suất cao nhất khi trồng ở nhiệt độ trên 20 độ C

Miền nam trồng quanh năm; miền trung và miền bắc gieo hạt từ đầu tháng 3+ tới hết tháng 10+

  • Vị trí trồng: dưa cần trồng ở những nơi có nhiều nắng, ít nhất 5 tiếng nắng mạnh/ngày
  • Chậu trồng: nếu trồng chậu thì 1 cây 1 chậu có kích thước khoảng 40 x40cm, nếu trồng chậu dài thì khoảng cách mỗi cây là 30cm. Nếu trồng dày quá cây sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng, lá chen chúc nhau cây quang hợp kém dẫn đến cây kém phát triển, hoa bé, khó đậu quả hoặc chất lượng qủa không đạt. 
 

 

2. Ươm cây con

Để cây có bộ rễ khoẻ và phát triển tốt thì nên ươm hạt thành cây con rồi mới trồng ra chậu to, không nên gieo hạt trực tiếp ra chậu. 

Cách gieo hạt và chăm sóc cây con khoẻ đẹp xem chi tiết tại đây

3. Làm đất trồng

Đất trồng dưa cần độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng, nếu đất thiếu dinh dưỡng cây phát triển coi cọc, bộ lá nhỏ thì năng suất sẽ thấp.

Thành phần đất trồng cơ bản gồm: 40% đất thịt/đất đỏ + 25% xơ dừa hoặc trấu + 35% phân chuồng chia đều trùn quế, phân gà viên, rác nhà bếp băm nhỏ, chuối chín, tricomdema, vôi bôt, bột vỏ trứng, bột cám gạo/đậu nành, vài viên npk tổng hợp.... càng nhiều thành phần thì đất càng tốt, tất cả trộn đều lại ủ khoảng 2 tuần là có thể trồng được.

4. Phun phòng bệnh

Sau khi ươm cây con đạt 3 lá khỏe thì hạ thổ sang chậu to. Sau khi hạ thổ 2 tuần thì bắt đầu phun phòng bệnh cho cây. Mục đích phun phòng bệnh hàng tuần là để cây không bị bệnh, nếu để cây bị bệnh rồi mới chữa thì sẽ rất khó chữa. Phun từ lúc cây con có 5 lá thật cho tới khi thụ phấn đậu quả đuợc 2/3 thời gian thì ngừng phun. 1 tuần phun 1 lần, phun đều mặt đất, gốc và 2 mặt lá, phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. 

** Phun phòng bệnh nấm:  Loại thuốc trị nấm: Dùng Emina-p hoặc hỗn hợp thuốc sát khuẩn Xanhmethylen và Betadine. 

  • Phòng bệnh: Mỗi loại 5 giọt pha với 1 lít nước phun phòng bệnh 1 tuần 1 lần đều mặt đất, gốc và lá cây. 
  • Trị bệnh: Cũng liều lượng trên nhưng phun 2 ngày liên tục, sau 3 ngày thì phun lặp lại. 

** Phun phòng rệp, bọ trĩ, sâu bệnh, nhện đỏ: Dùng dung dịch thuốc lào, dầu neem, thuốc radiant hoặc hỗn hợp thuốc sát khuẩn xanhmethylen + nước rửa chén/xà phòng/dầu ăn.

  • Cách 1: Dung dịch thuốc lào: 100ml dung dịch thuốc lào + 5 giọt dầu ăn/nước rửa chén pha với 1 lít nước phun uớt đều 2 mặt lá và mặt đất trồng. Phun phòng bênh 1 tuần 1 lần; phun trị bệnh thì phun 2 ngày liên tục, sau 3 ngày phun lặp lại. 
  • Cách 2: Dầu neem hoặc thuốc radiant  phun phòng bênh thì pha 70% như huớng dẫn trên bao bì. Nếu phun trị bệnh thì pha như liều lượng hướng dẫn trên bao bì. 
  • Cách 3: dùng 5-6 giọt xanhmethylen + 2-3 giọt nước rửa chén/dầu ăn pha với 1 lít nước phun 1 tuần 1 lần.

Lưu ý: thấy cây có hiện tượng nhẹ là phun ngày, nếu để cây bị nặng rồi mới chữa thì rất khó cứu. 

5.  Bón phân

Giai đoạn nuôi thân và lá cần bón các loại phân như phân rác, phân lân, phân rong biển, phân gà, dơi, trùn quế, phân cá,... bón 7-10 ngày/lần. Nấm trichoderma pha tưới 1 lần/tuần hoặc dùng IMO để bổ sung vi sinh vật cho đất.

Giai đoạn nuôi hoa cần tăng cường kali và canxi như phân chuối ủ, bột vỏ trứng tuới 3 ngày 1 lần kết hợp phân siêu kali, siêu canxi phun lá 1 tuần 1 lần. 

Giai đoạn đã đậu quả bằng chén ăn con thì bắt đầu thì tuới phân rác pha loãng kết hợp với phân chuối. 

Lưu ý: mướp đắng rất hay bị ong chích nên sau khi thụ phấn xong nên bọc quả lại luôn tránh để côn trùng chích hút. 

6. Kỹ thuật khoanh gốc để cây đạt năng suất cao hơn

Để mướp đắng đạt năng suất cao hơn nên khoanh gốc cho cây, sau khi khoan gốc thì gốc cây sẽ có nhiều rễ hơn nên sẽ hút đuợc nhiều chất dinh dưỡng hơn dẫn đến năng suất cao hơn. 

Ươm cây ngoài bầu ươm trước khi trồng vào chậu. Đào hồ trồng cây sâu, bón lót thêm phân chuồng. Khi cây bén rễ phủ thêm vào gốc một lớp đất mỏng.  Khi thân cây mọc dài sẽ không cho leo giàn ngay mà dài đến đâu thì lấy thân đó khoanh vòng quanh gốc, khoảng 3-4 vòng, chừa lại 50cm phần ngọn buộc vào giàn cho chính thức leo. Sau  khi khoanh gốc dùng đất phủ lên các mắt lá, khoảng 10-15 ngày các mắt lá sẽ ra rễ mới. Khi cây leo giàn tầm 1.5-2m thì bấm ngọn để cây đẻ nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ cho ra nhiều quả. Sau khi bấm ngọn trên giàn thì lấy đất đã trộn đủ dinh dưỡng phủ kín phần dây đã khoanh bên dưới. Quan sát trong quá trình phát triển của cây khi thấy rễ cây ăn lên bề mặt đất là lúc nên bổ sung thêm đất đã trộn đủ dưỡng chất cho cây.

 


Bài viết cũ Bài viết mới