Hướng dẫn trồng Ớt

Đăng bởiHighland Farms vào lúc

1. HƯỚNG DẪN GIEO HẠT ỚT

Trước khi trồng ớt nên ươm hạt thành cây con cho khoẻ mạnh trồng bầu ươm rồi mới trổng ra chậu to. Thời gian ươm cây con khoảng 4 tuần vì hạt ớt lâu nảy mầm và cây con phát triển khá chậm.

Xem chi tiết cách gieo hạt ớt tại đây

 

2. CHẬU TRỒNG VÀ VỊ TRÍ TRỒNG ỚT

 

  • Nhiệt độ: cà tím là giống có thể chịu đuợc quãng nhiệt độ rộng từ 10 độ C đến trên 35 độ C nên có thể trồng quanh năm tại mọi vùng miền 
  • Vị trí trồng: cần trồng ở những nơi có nhiều nắng, ít nhất 5 tiếng nắng mạnh/ngày
  • Chậu trồng: nếu trồng chậu thì 1 cây 1 chậu có kích thước khoảng 40 x40cm, nếu trồng chậu dài thì khoảng cách mỗi cây là 1m. Vì tán cây ớt thường xoè rộng, nếu trồng dày quá cây sẽ bị cạnh tranh về dinh dưỡng, lá chen chúc nhau cây quang hợp kém dẫn đến cây kém phát triển, dễ bị bệnh.
     


 

3. HƯỚNG DẪN TRỘN ĐẤT TRỒNG ỚT

Tỷ lệ trộn gồm 50% đất thịt/đất đỏ/đất sạch namix,... ; 20% phân chuồng hoai mục đã qua xử lý; 10% tro trấu; 10% xơ dừa đã qua xử lý; 5% xỉ than (than tổ ong ngâm nước 2 ngày rồi đập nhỏ và chỉ cần trộn một lần duy nhất vào đất mới); 5% cám gạo + phân gà viên + phân dơi + cám cá (cám dùng trong chăn nuôi) và các loại chế phẩm khác nếu có. Đảo đều rồi để thêm khoảng một tuần cho đất khô là có thể trồng cây.

  • Cải tạo đất cũ:

Hết mỗi vòng đời của cây trồng đảo cho tơi đất rồi rắc vôi vào trộn đều (khoảng 1 vốc vôi/10kg đất) để từ 5-7 ngày cho khô đất rồi trộn bổ sung các loại phân như trên, tưới ẩm đảo đều để từ 1-2 ngày sau thì trồng mới (nếu không trộn cám gạo + cám cá thì có thể trồng luôn đc).

4. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ỚT

Sau khi trồng cây con ra chậu thì cần bón các loại phân để kích thích ra nhiều nhánh như phân rác, phân lân, phân rong biển, phân gà, dơi, trùn quế, phân cá,... bón  10-14 ngày/lần. Nấm trichoderma pha tưới 1 lần/tuần hoặc dùng IMO để bổ sung vi sinh vật cho đất.

Giai đoạn nuôi hoa cần tăng cường kali và canxi như phân chuối ủ, bột vỏ trứng tuới 3 ngày 1 lần kết hợp phân siêu kali, siêu canxi phun lá 1 tuần 1 lần. 

Giai đoạn đã đậu quả thì tuới phân rác pha loãng hoặc phân chuối, phân trứng sữa pha loãng 3-4 ngày 1 lần. 

 

5. CÁCH PHÒNG BỆNH CHO CÂY ỚT

Để cây không bị bệnh thì ngay từ giai đoan cây đuợc 3 lá thật (20 ngày sau khi ươm) cần phun phòng bệnh định kỳ cho cây. Không nên để cây bị bệnh rồi mới chữa thì rất khó chữa. 

Các bệnh cây ớt thường gặp cũng tương tự như cây cà chua, thường là tuyến trùng rễ, xoăn ngọn, nấm, thối thân, sương mai do thời tiết, héo xanh, bọ trĩ chích hút

Phòng bệnh tuyến trùng thì trước khi trộn đất ta phơi nắng 2 ngày xong mới trộn thì sẽ phòng được bệnh này và khi trồng có thể xen cây  hoa vạn thọ ngay gốc cà chua, rễ vạn thọ có rất nhiều kháng sinh có thể bảo vệ bộ rễ cà chua rất tốt. 

Xoăn ngọn có nhiều nguyên nhân thường thì do đất thừa phân, tưới phân qúa nhiều, dư lượng đạm, bọ trĩ chích hút .... Nếu do bị trĩ/bọ phấn chích hút truyền vi rút ít thì để ý phần ngọn, hoặc nó nấp trong lá xoăn, vạch lá ra bắt. Nếu nhiều quá thì pha 1 lít nước ấm 50 độ + 10ml thuốc lào ngâm rượu+ 5 giọt nước rửa chén phun liên tục 3 ngày sáng sớm và chiều mát. Để ý hàm lượng dinh dưỡng cân bằng, không tưới quá nhiều các loại phân đạm (phân cá, phân gà, phân đậu tuơng, phân rác), cà chua chỉ cần nhiều dinh dưỡng từ giai đoạn ra hoa, truớc giai đoạn ra hoa không cần bón nhiều phân.

Phòng bệnh nấm

- Ngâm nước vôi trong + vài giọt nước rửa chén pha loãng phun lên 2 mặt lá và cây vào buổi sáng sớm và chiều tối tuần 1 lần

- Pha loãng thuốc lào ngâm rượu + vài giọt nước rửa chén phun 1 tuần lần,

- 5 giọt thuốc sát khẩn và thuốc xứt ghẻ + vài giọt nước rửa chén pha 1 lít nước phun 1 tuần lần

Bệnh héo xanh: thường gặp lúc cây ra hoa và nuôi qủa, nguyên nhân thường gặp do thối rễ, nấm rễ hoặc cây ko đủ nước, dinh dưỡng nên kiệt sức, chết đột ngột. Cách phòng là xử lý đất kĩ trước khi trồng, mỗi tuần tưới trichodema hoặc imo phòng nấm tạo bộ rễ khoẻ .

Bệnh sương mai dùng chế phẩm kid để phòng

 

 


Bài viết cũ Bài viết mới